Lịch sử của nhang, ý nghĩa khi thắp nhang với văn hóa Việt

Nhang hay còn gọi là hương không còn quá xa lạ với chúng ta. Tục thắp nhang còn được coi là văn hóa không thể thiếu đối với người Việt. Quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng biết lịch sử của nhang như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua nội dung sau của Nhang sạch Chơn Nhu.

Nguồn gốc – Lịch sử của nhang

Nguồn gốc - Lịch sử của nhang
Nguồn gốc – Lịch sử của nhang

Theo kiến thức chung về nhang mà lịch sử có ghi chép lại về  nguồn gốc ra đời của nhang, đây là sản phẩm được bắt nguồn từ Ai Cập, cách đây 3500 năm trước. Thời điểm đó, nhang được người Ai Cập cổ đốt cháy trong các buổi lễ tôn vinh thần. Sản phẩm này được sản xuất từ một loại giấy cói y học, bỏ các thảo dược và cuốn chặt thành từng bó nhỏ.

Cũng theo thời gian, thảo dược được nghiền nát, tất cả trộn với nhau tạo thành những que nhang dài. Có thể bạn chưa biết, nghi thức đốt nhang để cúng tế thần không chỉ là nghi thức thiêng liêng mà người Ai Cập cổ đã quan niệm, mà nhang còn dùng để xua đuổi ma quỷ giúp dân bình an, may mắn trong mọi việc.

Sự du nhập của nhang trong văn hóa người Việt

Sự du nhập của nhang trong văn hóa người Việt
Sự du nhập của nhang trong văn hóa người Việt

Theo các nguồn tin tức chúng tôi tổng hợp được, tại Châu Á, phong tục thắp nhang bắt nguồn từ Trung Quốc từ khoảng 2.000 năm trước. Mãi cho đến thời nhà Tống, thắp nhang đã trở thành một nét văn hóa nổi bật. Vậy tại sao văn hóa thắp hương ở giai đoạn này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Để lý giải điều này, các giả thuyết cho rằng thương gia nước ngoài như Ai Cập đã mang văn hóa thắp nhang đến Trung Quốc.

Theo thời gian, văn hóa thắp nhang bắt đầu du nhập đến nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, thắp nhang đã trở thành tập tục trong các ngày lễ hội như: Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, ngày Tết, lễ Phật đản, những ngày quan trọng trong gia đình như giỗ, đám cưới, tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quan Âm, chư vị Phật, Táo Quân, ông bà tổ tiên,…

Với lịch sử hình thành hàng nghìn năm, nén nhang không biết từ khi nào đã trở thành một phần của đời sống văn hóa, tín ngưỡng người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và trang nghiêm.

Văn hóa thắp nhang với người Việt

Văn hóa thắp hương đối với người Việt là một nét đẹp vừa thể hiện tín ngưỡng tâm linh, mong cầu sự may mắn và thành đạt. Vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam xuất gia đó chính là Trần Nhân Tông cũng đã thường hưởng nét đẹp văn hóa này, ông sử dụng rất nhiều hương mỗi lần đến chùa.

Văn hóa thắp nhang với người Việt
Văn hóa thắp nhang với người Việt

Không chỉ vậy, người Việt còn có thói quen thắp hương lên ông bà, tổ tiên, thần linh mỗi khi đi xa hoặc làm việc trọng đại nào đó với mong muốn có được bình an, sự phù hộ độ trì của bề trên. Ở khu vực Nam Bộ, người dân thường thắp hương cho các gốc cây, ụ mối, góc nhà,… bởi họ quan niệm rằng mọi vật đều có linh tính.

Thắp nhang với văn hóa của người Việt không chỉ là sự kính trọng, biết ơn đối với người bề trên. Mà đặc biệt thông qua nhang cũng là cách con người cầu mong hạnh phúc, tiền tài, bình an với niềm tin rằng ông bà, thần linh sẽ giúp đỡ.

Có thể thấy, tục thắp hương của người Việt khá đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nét văn hóa phong phú, đa dạng của khu vực Á Đông. Hiện nay, nhang không chỉ thắp trên bàn thờ gia tiên, mà nhang còn được thắp ở bàn thờ thần tài, thổ địa, các gốc cây, đền chùa, miếu, đình,…

Ý nghĩa của thắp nhang trong văn hóa tâm linh

Ý nghĩa của thắp nhang trong văn hóa tâm linh
Ý nghĩa của thắp nhang trong văn hóa tâm linh

Phong tục thắp nhang từ thời Ấn Độ đã được coi là cách để con người giao tiếp với thần linh. Vì thế trong những nền văn hóa sau này, khi sử dụng nhang thắp như một phương pháp tiếp cận chung với thần. Từ mùi hương đến hình ảnh khói hương bay lên, tất cả đều tạo sự liên tưởng kỳ diệu đến thế giới tâm linh.

Con người thắp nhang để cầu mong những vị thần có quyền lực sẽ giúp đỡ con người về sức khỏe, sự an lành và tiền tài may mắn. Thần Linh được coi là bề trên mang năng lượng phi thường, hiểu biết mọi chuyện và chỉ đường, dẫn lối cho con người đi đúng hướng. Thờ cúng thần linh, ông bà tổ tiên là một phong tục nhằm bày tỏ sự tin yêu, tôn trọng của con người và phong tục thắp nhang là một trong những hành động quan trọng trong nghi lễ lớn.

Những lúc lo lắng, khó khăn cần sự giúp đỡ thì việc thắp nhang cầu nguyện ông bà tổ tiên luôn là hành động đầu tiên trong mỗi gia đình để cầu may mắn đến mọi người ,cầu cho chuyện đang xảy ra được suôn sẻ. Vào những ngày đại sự, việc lớn, ngày lễ cuối năm, đầu năm, nén nhang được thắp lên để gia chủ thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên với thần linh đã phù hộ. Trên bàn thờ khi đấy sẽ có đầy đủ các đồ lễ được trang trí đẹp mắt, chỉn chu, bàn thờ gọn gàng và hương lúc nào cũng được thắp.

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về lịch sử của nhang. Thắp nhang là một nét đẹp văn hóa, vừa thể hiện lòng thành kính vừa mang ý nghĩa mong cầu hạnh phúc, bình an. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.

Viết một bình luận